Wednesday, April 15, 2020
Pháp Phật kỳ diệu!
💫CHÂN NHƯ
Vọng tâm viên ý mã
Hồn muôn kiếp kiếm tìm
Một mai truy tầm được
Như lai bỗng hiện tiền
PHÁP PHẬT SOI RỌI ĐỂ THẤU HIỂU TỘT CÙNG NHÂN SINH, THẾ GIỚI, VŨ TRỤ QUAN VÀ CŨNG LÀ BÍ QUYẾT ĐẠT ĐƯỢC THÂN TÂM THƯỜNG LẠC !
Tâm người: kẻ vẽ vời ảo mộng, đảo điên thế sự; Tâm Phật: Bậc hoàn chỉnh bức tranh chân thật đời người.
Hai tâm đồng nhất thể, thật không hề sai khác!
Chủ động vẽ cảnh đời hay để cuộc đời nhào nặn ra; tất cả chỉ quyết định từ nơi sự lựa chọn chính mình!
Sự thật đã được hiển bày bởi Đức Phật và hằng hà phương pháp chỉ dạy của bậc Thiên Nhân Sư chỉ để tìm ra chân lý; tất cả cũng chỉ vì thệ nguyện cứu độ chúng sanh từ hơn hai ngàn năm trước. Con người quả thật quá sai lạc từ hàng chục ngàn năm trước đến cả triệu năm sau!!!
Trí tuệ nằm đâu khi loài người thường tự hào siêu việt hơn mọi loài?!
(KINH PHÁP CÚ)
Tâm như nhà hoạ sĩ
Vẽ nên các thế gian
Năm uẩn từ tâm sanh
Không pháp gì chẳng tạo
Như tâm, Phật cũng vậy
Như Phật, chúng sanh đồng
Tâm, Phật và chúng sanh
Cả ba không sai khác…
Nếu người muốn rõ biết
Tất cả Phật ba đời
Phải quán pháp giới tánh
Tất cả duy tâm tạo
Mặt trái của Phật đạo là Đời đạo, là sự biểu hiện của dòng tâm thức lưu chuyển không ngừng nghỉ gây ra ảo ảnh nhưng con người thấy, nghe, cảm giác đắm chìm như thật!
Hành giả trên bước đường đi tìm sự thật sẽ một ngày trở thành bậc giác giả hiểu thấu và làm chủ được sinh linh của chính mình!
Phải nói phương pháp học để hiểu lẽ thật là Phật Đạo; tức chỉ con đường duy nhất đi đến tột cùng chân lý; không thể gọi là tôn giáo vì không phải để thần tượng và tôn thờ giáo chủ! Cách gọi này thường qui về niềm tin mù mờ, không đứng vững về lý lẽ và thiếu cơ sở để biện chứng bằng khoa học nên thường tạo sự cuồng tín.
Phật là Tâm, Tâm vốn Phật; nhưng muốn nhận biết điều này phải qui hướng về cốt tủy bản tâm, phải sống chân chính thành thật bằng chính tự thân.
Phật đạo là con đường chỉ một và duy nhất để hiểu rõ thế giới quan và tận tường vũ trụ quan.
Nhà bác học Vật lý Albert Einstein đã nghiên cứu Đạo Phật qua các sách báo của các học giả Phật học của người Âu Mỹ viết, đáng kể là triết gia người Đức Schopenhauer Arthur (1788-1860), tiến sĩ người Đức Paul Carus (1852-1919), viện sĩ hàn lâm người Nga Vasily Vasaliyey (1818-1900)... Einstein đã phát biểu về Đạo Phật như sau:
"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó... Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình theo xu hướng khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học... Tôi là một người không tôn giáo. Nhưng nếu có Tôn giáo thì Tôi phải là một Phật tử. Vì những gì Tôi hiểu biết bây giờ thì mấy ngàn năm qua Kinh Phật đã nói hết rồi"
====================================
ĐẠI ĐỨC THÍCH QUẢNG TỊNH: Bí quyết đối mặt với 4 chướng ngại sức khỏe bằng "kiềng 3 chân"
(Báo SOHA)
Nhìn những đóa hoa ngọn cỏ bên đường, ta phát sinh niềm vui khi biết rằng, trên hàng ngàn cây số vuông của sa mạc nóng bức, những vùng bán sa mạc, đó là điều không bao giờ xảy ra…, có rất nhiều điều tương tự như thế. Vui vẻ và hạnh phúc luôn luôn ở bên cạnh và thuộc về bạn.
Ngoài ra, để cuộc sống không già nua, chúng ta có thể:
Sống đến đâu học hỏi đến đó, người thích học hỏi sẽ không bao giờ già.
Sống đến đâu, đọc sách đến đó, người thích đọc sách sẽ không bao giờ già.
Sống đến đâu vận động đến đó, người thích vận động sẽ không bao giờ già.
Sống đến đâu chăm chỉ đến đó, người thích sự chăm chỉ sẽ không bao giờ già.
Sống đến đâu mơ ước đến đó, người thích ước mơ sẽ không bao giờ già.
Sống đến đâu mỉm cười đến đó, người thích mỉm cười sẽ không bao giờ già.
Sống đến đâu vui vẻ đến đó, người thích sự vui vẻ sẽ không bao giờ già.
Sống đến đâu yêu thương đến đó, người có lòng yêu thương sẽ không bao giờ già...
Chánh niệm, tỉnh giác, ý thức những điều may mắn mình đang có, là cách tự mình chế tác hạnh phúc, để tự hưởng thụ, tự vui sống mỗi ngày.
Khi có sức khỏe, bạn có thể mơ ước cả ngàn thứ khác nhau, nhưng khi không có sức khỏe, điều bạn mong ước duy nhất là có sức khỏe.
Do vậy quan điểm, sức khỏe là cội nguồn của mọi ước mơ, là khởi đầu của mọi hy vọng.
Đức Phật ngày xưa nhờ ngộ ra 1 điều tối quan trọng, đã giúp Ngài từ bỏ con đường khổ hạnh, ép xác, nhờ đó mới tu tập đạt đến giác ngộ, đó là "Thân thể là ngôi đền cho tâm linh ngự trị, không thể có một trí tuệ sáng suốt trong một thân thể ốm đau, què quặt".
Sức khỏe là một thứ vốn liếng, thứ tài sản mà ta phải nỗ lực xây dựng và bảo vệ mới có được. Xây dựng nghĩa là rèn luyện những kỹ năng có sẵn trong mình. Mỗi người đều có hạt giống của một sức khỏe cường tráng, (các môn thể thao chạy bộ, bơi lội, thể thao…) quá trình rèn luyện nghĩa là bún bón, tưới tẩm cho những hạt giống ấy phát triển.
Bảo vệ nghĩa là giúp thân thể này chống lại bệnh tật, vượt qua bệnh tật đang tấn công mỗi ngày, qua nhiều phương diện: Thói quen ăn uống, ngũ nghỉ, thói quen làm việc, môi trường sống…
Tọa thiền là một phép thể dục tâm trí, giúp cho tâm bình an, trí tuệ sáng suốt, và xa hơn, có thể khai mở những trí tuệ đặc biệt, khả năng đặc biệt, và đỉnh cao nhất là giác ngộ tuyệt đối những nguyên lý muôn đời của vũ trụ nhân sinh.
Ở góc độ sức khỏe, tọa thiền đúng cách, sẽ có hiệu quả trong việc chữa lành một số bệnh tật, thông qua việc hấp thu năng lượng từ vũ trụ.
Những giấc ngủ mỗi ngày là một dạng thiền định ở mức độ thấp, nó đã giúp thân tâm ta tái tạo năng lượng thế nào sau một ngày lao động mệt nhoài; thiền tập, nhập được trạng thái thiền định, công dụng sẽ gấp hàng trăm, hàng ngàn lần những giấc ngũ sâu như thế.
Trong nhà Phật, có dạy phương pháp thiền ngũ (Thiền buông thư) giúp ta nhanh chóng chìm vào giấc ngũ bằng việc thả lỏng toàn thân, thả lỏng tâm hồn, theo dõi hơi thở vào ra, quán tưởng rằng bao nhiêu mệt nhọc, áp lực sẽ theo hơi thở tống ra bên ngoài; những điều an lành, năng lượng tích cực sẽ theo oxy đi vào thân thể để nuôi dưỡng và tái tạo.
Bạn thử thực hành bằng cách nằm thoải mái, thả lỏng thân tâm và thở như vậy, thông thường chưa tới 10 phút là ta đã chìm vào giấc ngũ. Thuật thôi miên, cũng áp dụng phương pháp gần như thế.
Có thể nói ngắn gọn thế này: Để giảm thiểu, vượt qua phiền não đau khổ, ta phải đủ khả năng để chấp nhận – thứ tha - thay đổi và buông bỏ. Không làm được 4 điều này, khổ đau, phiền não sẽ theo ta dài dài.
Thực ra, buông bỏ là điều mà tu học cả đời chưa chắc đã đạt được. Trí tuệ cao nhất trong nhà Phật là trí tuệ vô ngã (không bám chấp); và thái độ cao tột của cảnh giới tu hành là buông bỏ.
Con người, nắm thì dễ mà buông thì khó vô cùng. Thực ra, khi không còn duyên nợ, nếu không buông, nó cũng sẽ bỏ ta mà đi. Chấp nhận buông hay bất lực nhìn nó vụt khỏi tay mình trong đau khổ, thuộc về cách chọn lựa của mình.
No comments:
Post a Comment