Monday, September 11, 2017

DIỆU KỲ!


KỲ ẢO

Đời huyền diệu biết bao
Cảm nhận được chân tâm
Trãi nghiệm niềm mặc khải
Thấu đạt lý huyền cơ

CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT!


PHƯƠNG PHÁP DUY NHẤT SOI RỌI ĐỂ THẤU HIỂU TỘT CÙNG THẾ GIỚI QUAN VÀ VŨ TRỤ QUAN!

Phải nói phương pháp học để hiểu lẽ thật là Phật Đạo; tức chỉ con đường duy nhất đi đến tột cùng chân lý; không thể gọi là tôn giáo vì không phải để thần tượng và tôn thờ giáo chủ! Cách gọi này thường qui về niềm tin mù mờ, không đứng vững về lý lẽ và thiếu cơ sở để biện chứng bằng khoa học nên thường tạo sự cuồng tín.

Phật là Tâm, Tâm vốn là Phật; nhưng muốn nhận biết điều này phải qui hướng về cốt tủy bản tâm, phải sống chân chính thành thật với chính tự thân.

Phật đạo là con đường chỉ một và duy nhất để hiểu rõ thế giới quan và tận tường vũ trụ quan.

Nhà bác học Vật lý Albert Einstein đã nghiên cứu Đạo Phật qua các sách báo của các học giả Phật học của người Âu Mỹ viết, đáng kể là triết gia người Đức Schopenhauer Arthur (1788-1860), tiến sĩ người Đức Paul Carus (1852-1919), viện sĩ hàn lâm người Nga Vasily Vasaliyey (1818-1900)... Einstein đã phát biểu về Đạo Phật như sau:

"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó... Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình theo xu hướng khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học... Tôi là một người không tôn giáo. Nhưng nếu có Tôn giáo thì Tôi phải là một Phật tử. Vì những gì Tôi hiểu biết bây giờ thì mấy ngàn năm qua Kinh Phật đã nói hết rồi"